Từ lâu, nám da đã là vấn đề về da quen thuộc đối với nhiều người, đặc biệt là phái đẹp. Tuy nhiên, khái niệm nám là gì lại vô cùng mơ hồ. Do đó, hôm nay chúng ta cùng làm rõ hơn về nó và giải mã những điều thú vị xung quanh vấn đề này. 

Nám là gì?

Khái niệm về nám da

 Nám là gì? Nám là tình trạng liên quan đến rối loạn về tổng hợp, phân bố sắc tố melanin. Chúng được đặc trưng bởi các dát, mảng da tăng sắc tố màu nâu từ đậm đến nhạt. Chúng thường tập trung ở vùng gò má, trán, mũi gây mất thẩm mỹ.

Nám da thường xảy ra với phụ nữ trong các giai đoạn đặc biệt như dậy thì, tiền mãn kinh và sau sinh. Hoặc những ảnh hưởng tiêu cực từ việc sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc. 

Đi kèm với khái niệm sẽ là cách phân biệt các loại nám phổ biến. Có nhiều cách khác nhau, tại đây DRH Clinic sẽ chỉ ra các phân loại theo cấu trúc da: 

Nám thượng bì 

Các hạt sắc tố melanin lắng đọng ở lớp màng đáy thượng bì và trên lớp đáy thượng bì. 

Nám trung bì

Tổn thương bì khu trú hoàn toàn ở trung bì, khiến quá trình điều trị nám gặp nhiều khó khăn. 

Nám hỗn hợp

Tổn thương melanin khu trú ở cả thượng bì và trung bì. Quá trình điều trị thường phải kết hợp với nhiều loại công nghệ để đạt kết quả tốt nhất.  

Ngoài ra, tương ứng với các phân loại trên, mọi người thường gọi theo hình dạng (nám mảng) hoặc theo độ sâu như (nám chân sâu). 

Cơ chế hình thành nám là gì?

Co-che-hinh-thanh-nam-la-gi

Cơ chế hình thành nám là gì?

Nám được hình thành theo cơ chế tăng sinh sắc tố, các enzyme tyrosinase sẽ được tuyến yên tiết ra. Sau đó, chúng tác động lên các acid amin tyrosine nằm trong tế bào melanocytes nằm tại lớp màng đáy của thượng bì. Quá trình này tạo ra DOPA rồi đến dopaquinone, cuối cùng sau hàng loạt các phản ứng sinh lý hóa sẽ tạo ra eumelanin có màu nâu, vàng nâu. 

Sau khi được tổng hợp, eumelanin được bọc trong các túi melanosome và vận chuyển theo các xúc tu của tế bào melanocytes để nhuộm đen lớp sừng (keratinocyte). (1)

Giải mã 3 điều chưa biết về nám 

Tăng sắc tố chưa phải là nám

Nhiều người thường cho rằng tăng sắc tố chính là nám da. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm.

Bên cạnh việc hình thành nám, cơ chế này còn tạo ra các vấn đề về da khác như đồi mồi, tàn nhang, tăng sinh sắc tố sau viêm (PIH),… Mặc dù, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm về màu sắc, hình dáng để phân biệt chúng. Tuy nhiên, để nâng cao sự chính xác, bạn vẫn nên đến thăm khám tại các phòng khám da liễu uy tín và lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp nhất. 

Nám hữu ích với làn da

Đối với nhiều người nám tuy không gây hại cho sức khỏe của họ nhưng nó lại vô cùng đáng ghét vì ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Thế nhưng, nám cũng có công dụng đối với làn da của chúng ta. Vậy lợi ích của nám là gì?

Cong-dung-cua-nam-la-gi

Công dụng của nám là gì?

Đó là bảo vệ làn da cũng như cấu trúc protein, ADN bên trong. Bởi vì khi tiếp xúc trực tiếp với bức xạ mặt trời, các tia UV với cường độ cao sẽ xâm nhập sâu vào da. Từ đó, phá vỡ cấu trúc và khiến da bị tổn thương. Lúc này melanin sẽ được sản sinh nhiều hơn và đóng vai trò như một lớp “kem chống nắng tự nhiên”. Nhờ đó, nó hạn chế các vấn đề về da như viêm da, ung thư da,…

Nám – cảnh báo vấn đề cơ thể

Cơ thể là một cỗ máy thống nhất, do vậy, khi có những vấn đề xảy ra nó sẽ tác động và ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Và da chính là “tuyến đầu” phản ánh những bất thường của cơ thể thông qua nám, mụn, u nang,… Vậy những vấn đề bệnh lý liên quan đến nám là gì?

Mối liên hệ giữa nội tiết và nám là gì?

Tuyến nội tiết đóng vai trò rất quan trọng, nó giúp sản sinh và điều tiết các loại hormone của cơ thể. Trong đó có hormone estrogen và cortisol liên quan mật thiết với MSH – hormone kích thích sản sinh melanin. Do đó, khi cơ thể gặp các bệnh lý về tuyến giáp, thượng thận, buồng trứng và tử cung cũng sẽ ảnh hưởng đến da và gây ra nám. 

Theo một nghiên cứu tại Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ NCB, những người mắc bệnh lý tuyến giáp có khả năng bị nám cao hơn so với người bình thường.

Hội chứng kém hấp thu

Bên cạnh tuyến nội tiết, hệ tiêu hóa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của làn da. 

Benh-ly-lien-quan-nam-la-gi

Rối loạn tiêu hóa liên quan đến nám da

Hội chứng kém hấp thu khiến cơ thể không thể hấp thụ và tổng hợp các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Điều này dẫn đến thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và làn da như vitamin A, B, C, E và các khoáng chất khác. Từ đó, sức đề kháng của da bị suy giảm, khô ráp và nhạy cảm trước các tác động từ môi trường bên ngoài, gây ra các vấn đề như mụn, thiếu sức sống, nám. (2)

Chính vì những liên quan mật thiết đến sức khỏe và bệnh lý cơ thể. Do đó, khi xuất hiện nám hay các vấn đề về da khác, bạn nên đến phòng khám da liễu uy tín để kiểm tra và phân tích nguyên nhân nám là gì. Từ đó, đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, hiệu quả. 

Lời kết 

Bài viết đã cung cấp những thông tin về khái niệm nám là gì, công dụng cũng như các bệnh lý liên quan. Hy vọng rằng, nó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nám và lựa chọn các giải pháp điều trị phù hợp.

Tài liệu tham khảo

(1): NÁM DA – HIỂU ĐÚNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VÀ HẠN CHẾ TÁI PHÁT từ tạp chí elle truy cập từ ngày 29/09/2022

(2): Hội chứng kém hấp thu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục từ Báo Sức khỏe & Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế truy cập từ ngày 29/09/2022