Cho đến bây giờ câu chuyện trị nám cho mẹ bầu mang lại rất nhiều tranh cãi trong giới y học. Điều này khiến không ít người bị nám khi mang thai hoang mang, có nên hay không nên chữa trị? Nếu bạn đang trong trường hợp này, DRH Clinic sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ngay sau đây!

Nguyên nhân bị nám khi mang bầu?

Mẹ bầu bị nám da hay còn gọi là “mặt nạ thai kỳ” hiện nay rất phổ biến. Cụ thể, có đến 50 – 70% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này [1]. 

Sự xuất hiện của các đốm, mảng có màu nâu tại một số vùng nhất định như hai bên gò má, trán, mũi, cằm,… là một quá trình tích tụ và phát triển bởi tác động từ bên trong lẫn bên ngoài. Tuy nhiên nguyên nhân gây nám trong thời kỳ mang thai chủ yếu là:

Rối loạn nội tiết tố

Khi mang thai, mẹ bầu phải tăng tiết estrogen để bảo vệ thai nhi. Sự gia tăng đột biến của loại hormone phụ nữ này đã gây nên hiện tượng rối loạn nội tiết tố. 

Tri-nam-cho-me-bau-01

Rối loạn nội tiết – Nguyên nhân gây nám ở mẹ bầu

Chính sự thay đổi này đã kích thích sự hình thành tyrosine và melanocytes, dẫn đến các hắc tố melanin bị sản sinh quá mức và tạo ra các đốm, mảng nám bên ngoài da. 

Tâm lý căng thẳng

Khi mang bầu, cơ thể mẹ thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng tâm lý, sức khoẻ giảm sút,… Điều này cũng khiến cho tuyến yến của não hay còn gọi là tuyến nội tiết hoạt động quá mức. Từ đó dẫn đến các phản ứng hoá học khiến da nhạy cảm hơn, cụ thể là gây xỉn màu, sạm nám.

Để trị nám cho mẹ bầu, trước hết bạn phải tìm hiểu thật kỹ các nguyên nhân gây tăng sinh melanin là do đâu, biện pháp nào là an toàn cho mẹ lúc này. Tránh xảy ra rủi ro gây hại không chỉ đến sức khoẻ của mẹ mà còn là tính mạng của thai nhi.

Trị nám cho mẹ bầu, có nên hay không?

Trị nám cho mẹ bầu không phải là chuyện đơn giản, bởi điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng tại sao nhiều đơn vị da liễu vẫn bất chấp chữa trị bằng nhiều hình thức khác nhau? Liệu đây có phải là bước tiến mới trong ngành y học hay là “thảm hoạ” để trục lợi cá nhân? 

Nên

Theo các chuyên gia da liễu đầu ngành tại DRH Clinic cho biết, mẹ bầu chỉ nên thực hiện những biện pháp ngăn ngừa và hỗ trợ quá trình ức chế sản sinh hắc sắc tố tại nhà như sau:

Tri-nam-cho-me-bau-02

Cân bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt giúp ức chế hắc sắc tố

  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh tâm lý tiêu cực tối đa.
  • Vận động những động tác thể dục nhẹ nhàng, giúp máu được lưu thông tốt hơn nhằm tăng sức đề kháng cho da.
  • Một thói quen ăn uống lành mạnh chứa nhiều rau xanh, hoa quả và cung cấp đủ 2 lít nước (tuỳ cơ địa mỗi người) sẽ giúp hạn chế lão hoá, làn da trở nên hồng hào, tươi tắn, giảm thâm sạm hơn.

Không nên

Áp dụng công nghệ hay mỹ phẩm trị nám cho mẹ bầu là điều phải được chỉ định bởi các chuyên gia. Vì chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Do đó, tuyệt đối không tự ý trị nám tại nhà mà không có sự tư vấn của bác sĩ. 

Ngoài việc tránh sử dụng các loại thực phẩm có hại cho sức khoẻ và làn da như: bia, rượu, thuốc lá, đồ ăn cay nóng, chiên xào,… Nếu cơ sở da liễu nào khuyên dùng những sản phẩm sau đây, bạn phải “bỏ của chạy lấy người” ngay lập tức.

Tránh thành phần Paraben trong mỹ phẩm

Bản chất của paraben có tính giống hormone estrogen. Do đó, nếu sử dụng sản phẩm có hàm lượng vượt mức cho phép, chúng sẽ làm rối loạn nội tiết tố. 

Hậu quả là gây nên tình trạng loãng xương, ung thư vú, giảm khả năng sinh sản ở nam và biến đổi giới tính của thai nhi. 

Tránh sản phẩm chứa retinol và dẫn xuất vitamin A

Tri-nam-cho-me-bau-03

Mẹ bầu không nên dùng mỹ phẩm chứa retinol

Tuy retinol và các dẫn xuất vitamin A có khả năng hỗ trợ giảm nám hiệu quả. Nhưng trong trường hợp trị nám cho mẹ bầu thì hoàn toàn khác. Bởi hàm lượng vitamin A quá cao có thể gây dị tật cho thai nhi. 

Tránh sản phẩm chứa BHA/Acid Salicylic

BHA (Acid Salicylic) là hợp chất tẩy tế bào chết hoá học. Do đó, công dụng giảm thâm nám, tái tạo da, se khít lỗ chân lông và loại bỏ bụi bẩn, dầu nhờn của chúng được đánh giá rất cao.

Nhưng bạn không biết rằng, cơ chế hoạt động của chúng tương tự như aspirin. Nếu sử dụng quá mức cho phép sẽ gây dị tật ở thai nhi. Do vậy hãy nói không với sản phẩm chứa BHA/Acid Salicylic khi mang thai. 

Vậy, cách trị nám cho bà bầu là gì?

Như bạn đã biết, áp dụng các biện pháp công nghệ hay mỹ phẩm trị nám cho bà bầu là điều không thể. Bởi chúng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao cho cả mẹ và bé. 

Vì vậy dưới sự tư vấn của các bác sĩ, bạn có thể áp dụng các công thức mặt nạ trị nám cho bà bầu từ thiên nhiên lành tính như: Đắp mặt nạ bơ, cà chua, khoai tây,… 

Sau khi sinh, bạn hoàn toàn có thể chủ động thăm khám và điều trị bởi các biện pháp không xâm lấn, chuẩn y khoa phổ biến hiện nay như Mezo. Bởi Mezo – công nghệ xoá nám, rỗ độc quyền tại DRH Clinic đảm bảo tiêu chí 3 không quan trọng sau đây:

  • Không xâm lấn, không gây châm chích hay hiện tượng than hoá (xấu trước đẹp sau) hậu điều trị.
  • Không gây đau rát, chảy máu, tổn thương nền da.
  • Không cần nghỉ dưỡng mà có thể sinh hoạt, trang điểm bình thường sau 24 giờ điều trị.
Tri-nam-cho-me-bau-04

Mezo – Công nghệ trị nám an toàn, hiệu quả cho mẹ bầu

Ngoài ra, với bản chất sử dụng nhiệt đa vi điểm tác động trực tiếp vào gốc tế bào hắc tố để tiêu diệt triệt để nám. Mezo còn được kết hợp với các công nghệ triệu đô nổi tiếng trên thế giới như Nordlys, Picosure, LPS hoặc liệu pháp Bio Enzym,… để tạo ra phác đồ riêng biệt phù hợp với từng bệnh nhân.

Do vậy, nếu bạn đang có nhu cầu trị nám cho mẹ bầu, hãy đến với DRH Clinic để được thăm khám và giải đáp trực tiếp với các chuyên gia đầu ngành.

Ngoài ra, tại DRH Clinic những thông tin da liễu như trị nám râu sẽ được cung cấp tại fanpage hoặc website chính thức của chúng tôi. Cùng truy cập và khám phá những kiến thức bổ ích nhé!

  1. How Is Melasma Treated During Pregnancy? (30/04/2021). Truy cập 29/11/2022 tại healthline.com/health/pregnancy/melasma-pregnancy#what-is-it