Nội dung bài viết
Điều trị nám da bằng tia laser là phương pháp thẩm mỹ phổ biến, có khả năng phá vỡ tế bào sắc tố Melanin. Tuy nhiên không phải laser nào cũng có thể chữa trị nám một cách hiệu quả và an toàn. Vậy có nên điều trị nám bằng tia laser không? Câu trả lời có ngay trong nội dung dưới đây.
Sử dụng tia laser trị nám có hiệu quả không?
Nám da là biểu hiện của sự tăng sinh sắc tố Melanin vượt mức cho phép, được tích tụ dần và hình thành các đốm hoặc mảng da sẫm màu gây mất thẩm mỹ.
Nhằm đáp ứng nhu cầu làm đẹp của thị trường, hàng loạt các công nghệ thẩm mỹ ra đời trong đó có phương pháp điều trị nám da bằng tia laser.
Phương pháp này được nghiên cứu và chứng minh là có thể phá hủy hắc sắc tố nám thành hạt li ti. Sau đó dựa vào cơ chế tự đào thải của cơ thể mà loại bỏ được nám da.
Tuy nhiên hiện nay phương pháp điều trị bằng laser được chia thành hai nhóm chính là laser không xâm lấn và laser xâm lấn. Bởi vậy việc lựa chọn đúng phương pháp điều trị sẽ giúp chị em đạt được kết quả điều trị nám bằng tia laser tốt nhất và có thể tránh được các tác dụng phụ không mong muốn của laser xâm lấn.
Một số yếu tố chính dưới đây tác động trực tiếp đến hiệu quả điều trị nám bằng laser:
- Phương pháp điều trị không xâm lấn hoặc xâm lấn.
- Phụ thuộc vào công nghệ và máy móc hiện đại.
- Tay nghề và trình độ của người thực hiện.
- Tùy vào mỗi tình trạng nám mà điều chỉnh đúng bước sóng của tia laser phù hợp.
- Chế độ chăm sóc da hậu điều trị bằng laser rất nghiêm khắc và tốn nhiều thời gian để phục hồi.
Điều trị nám da bằng tia laser xâm lấn có an toàn không?
Mặc dù laser là phương pháp trị nám được áp dụng khá phổ biến, tuy nhiên năng lượng phát ra từ tia laser xâm lấn không tuyệt đối an toàn cho làn da gây ra một số tác dụng phụ đặc trưng trong quá trình điều trị.
Phương pháp laser xâm lấn dễ làm tổn thương làn da bởi mức độ năng lượng phát ra quá cao, gây đau rát, phỏng hoặc nặng hơn là phá hủy luôn tế bào Melanocytes làm mất sắc tố da.
Một số tác dụng phụ của laser xâm lấn
Bỏng da
Bỏng da khi điều trị nám bằng tia laser bắt nguồn từ việc điều chỉnh năng lượng của máy quá cao trong thời gian tác động lên một điểm quá dài. Các vết bỏng này sẽ làm cho nám trở nên tồi tệ hơn nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời.
Để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra bạn cần lựa chọn cơ sở uy tín, đội ngũ điều trị viên trực tiếp phải có trình độ chuyên môn, kiến thức vững chắc về thông số laser cũng như cách sử dụng máy, đảm bảo an toàn cho da.
Đau rát
Khi tia laser tác động lên da sẽ xảy ra tình trạng nóng, đau rát, châm chích hoặc bỏng rát, trong trường hợp da mỏng và yếu tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng hơn. Cảm giác đau làm cho bệnh nhân thấy khó chịu và có xu hướng né tránh làm cho các điểm laser được bắn ra bị lệch, hiệu quả chữa trị không chính xác.
Gây đỏ
Đỏ da được xem là biểu hiện bình thường trong quá trình điều trị nám da bằng tia laser, tình trạng này chỉ kéo dài sau vài giờ hoặc vài ngày sau khi bắn.
Nhưng nếu sau vài ngày mà da vẫn đỏ thì đây có thể là biến chứng để lại của việc sử dụng năng lượng laser quá cao hoặc người điều trị trực tiếp không có đủ kinh nghiệm.
Một số lưu ý chăm sóc da khi điều trị nám bằng tia laser
Để bảo vệ làn da tốt hơn bạn nên lựa chọn đúng phương pháp điều trị không xâm lấn và tuân thủ các quy tắc chăm da cẩn thận theo chỉ định của bác sĩ, điều này giúp giảm tình trạng tổn thương và hạn chế nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm.
Vệ sinh da
Trong những ngày đầu sau khi điều bằng laser, bạn không nên sử dụng các sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh và tránh chà sát gây tổn thương da.
Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến từ đội ngũ chuyên viên tư vấn lựa, chọn sản phẩm dịu nhẹ, an toàn và phù hợp.
Dưỡng ẩm
Dưới tác động của tia laser hàng rào bảo vệ tự nhiên của da tạm thời bị ảnh hưởng, dễ rơi vào tình trạng bị mất nước. Vì thế, thường xuyên cấp ẩm bằng các loại serum, kem dưỡng, tinh chất sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục và giảm thiểu tình trạng bong tróc.
Chống nắng
Bôi kem chống nắng luôn là bước quan trọng mỗi ngày giúp bảo vệ da khỏi tia UV – tác nhân gây nám. Sau khi dưỡng ẩm xong bạn nên thoa kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 đến 50 trở lên. Đồng thời kết hợp thêm áo khoác, mũ, khẩu trang,… để che chắn da tốt hơn.
Chế độ ăn uống
Khi sử dụng laser trị nám, bạn cần kiêng một số thực phẩm để không ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của da như:
- Thịt bò làm tăng sinh sắc tố các vết thương sẽ trở nên sậm màu, hình thành thâm. Ngoài ra thực phẩm này còn kích thích sự tái tạo collagen mọc lên quá nhiều sinh ra sẹo lồi trên bề mặt.
- Thịt gà sẽ ảnh hưởng đến tốc độ làm lành của vết thương, khi hình thành da non sẽ gây ngứa ngáy khó chịu.
- Hải sản không chỉ gây nổi mẩn ngứa mà còn làm cho thời gian phục hồi của vết thương lâu hơn, làm tăng màu vết thâm.
Thay vào đó bạn nên duy trì thói quen ăn uống khoa học, bổ sung đa dạng các loại rau xanh, hoa quả giàu vitamin và khoáng chất sẽ góp phần tăng cường đề kháng, đẩy lùi thâm nám.
Có nên điều trị nám bằng tia laser hay không?
Việc sử dụng phương pháp điều trị nám bằng tia laser không chỉ đòi hỏi cao về chất lượng công nghệ, mà còn phụ thuộc khá lớn về mức độ uy tín của cơ sở da liễu cũng như trình độ tay nghệ của điều trị viên.
Bạn có thể hiểu đơn giản, laser là một công cụ như con dao mổ. Nếu bạn lựa chọn đúng phương pháp không xâm lấn và bác sĩ giỏi, có tay nghề sẽ mang đến kết quả rất mỹ mãn và ngược lại hậu quả vô cùng khôn lường.
Trong trường hợp bạn không được tư vấn rõ ràng rất dễ lựa chọn sai phương pháp, điều này dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng gây hại cho làn da.
Chính vì thế, không chỉ laser mà đối với bất kỳ phương pháp làm đẹp nào bạn cũng cần đánh giá song song hai yếu tố hiệu quả – an toàn trước khi lựa chọn.
Dẫn đầu xu hướng thẩm mỹ không phẫu thuật, liệu trình độc quyền không xâm lấn Mezoplus, Mezosure tại phòng khám DRH Clinic đã chữa trị hiệu quả hơn hàng chục nghìn lượt bệnh nhân nám mà không gây đau đớn, biến chứng hoặc tổn thương nào trên bề mặt da của bệnh nhân.
Trên đây là bài viết “Có nên điều trị nám da bằng tia laser hay không?”, mong rằng đã giúp bạn biết thêm nhiều thông tin bổ ích trong việc lựa chọn cách cải thiện làn da của mình.