Nội dung bài viết
Có bao giờ bạn tự hỏi, nám gò má là gì? Tại sao mỗi lần căng thẳng thần kinh là da lại trở nên xấu xí, các vấn đề như nám gò má, khô ráp, đen sạm lại xuất hiện không? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Nám gò má là gì?
Khái niệm về nám gò má
Mỗi ngày, melanocytes sẽ chăm chỉ sản xuất một lượng melanin nhất định nhằm duy trì màu sắc của da, mống mắt và cả tóc. Tuy nhiên, khi có những thay đổi về nội tiết bên trong cơ thể hoặc bị ảnh hưởng bởi khói bụi, ô nhiễm, bức xạ,… tế bào sắc tố này lại hoạt động mạnh mẽ hơn. Từ đó khiến làn da của bạn bị sạm đen, lâu ngày các sắc tố melanin sẽ ứ đọng và biểu hiện thành nám.
Bên cạnh đó, mặt là vùng da nhạy cảm và phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường. Do đó những vùng da này có tình trạng nám nặng hơn, chủ yếu tại hai bên má và thường được gọi vắn tắt là nám gò má.
Có bao nhiêu loại nám phổ biến
Nám gò má cũng như nám ở các vị trí khác, đều có sự góp mặt của các loại nám thường thấy như nám mảng, chân sâu và hỗn hợp.
Nám mảng
Bạn có thể dễ dàng nhận ra loại nám này bằng mắt thường với những mảng da sần sùi, đậm màu hơn các vùng da xung quanh và có đường biên giới rõ ràng.
Với loại nám gò má này các sắc tố thường tập trung chủ yếu trên thượng bì của da, và bạn có thể loại bỏ nó bằng kem bôi hoặc điều trị bằng công nghệ cao.
Nám chân sâu
Nám chân sâu có thể phân biệt bằng các đốm sắc tố hình dáng giống đầu đinh màu nâu, nâu đen. Chúng được biểu hiện trên bề mặt da hoặc ẩn sâu dưới cấu trúc biểu bì. Do vậy, nếu bạn muốn phát hiện loại nám gò má này từ sớm nên đến các phòng khám da liễu và soi da bằng các công nghệ tiên tiến.
Hơn nữa, nám chân sâu, bớt hori, đồi mồi và tàn nhang thường có hình thức giống nhau. Chính vì thế, việc phân biệt nám chân sâu sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Nám hỗn hợp
Nám hỗn hợp bao gồm hai loại nám trở lên. Và dạng phổ biến nhất là sự pha trộn của mảng nám nằm trên thượng bì và đốm sắc tố với chân nám nằm sâu trong cấu trúc của da. Do đó, nám hỗn hợp thường khó điều trị hơn hai loại còn lại và chúng khá phổ biến ở những người bị nám lâu năm.
Ngoài những nguyên nhân phổ biến gây nám gò má đã nêu ở trên, tình trạng da này còn liên quan mật thiết với căng thẳng thần kinh. Sự liên quan đó là gì? Tìm hiểu ngay tại phần tiếp theo.
Mối liên quan mật thiết với căng thẳng thần kinh
Cơ thể chúng ta là một cỗ máy thống nhất, do đó, khi một bộ phận bị quá tải hoặc gặp vấn đề nó sẽ ảnh hưởng đến toàn hệ thống. Và làn da chính là “trạm thông báo đầu tiên” với các dấu hiệu như nám gò má, da thiếu sức sống, mụn và khô ráp.
Sự suy yếu của làn da
Khi những áp lực từ công việc đè nặng lên đôi vai khiến bạn phải liên tục suy nghĩ. Việc nhíu mày thường xuyên sẽ khiến da của bạn hình thành những nếp nhăn sâu trên khóe mắt.
Hơn nữa, căng thẳng thần kinh khiến chức năng miễn dịch bị ảnh hưởng rất lớn, nó thúc đẩy quá trình oxy hóa và phá vỡ cấu trúc vốn có của làn da. Lúc này, hàng rào bảo vệ sẽ suy yếu và dễ dàng bị tác động bởi bức xạ mặt trời gây ra nám gò má.
Ngoài ra, khi stress bạn sẽ có các hoạt động buông thả bản thân nhằm “vỗ về” thần kinh đang căng chặt của mình như ăn uống vô độ, hút thuốc, thức khuya,… Tuy nhiên, những hành động này lại ảnh hưởng rất lớn đến chức năng gan, thận. Dẫn đến quá trình đào thải độc tố diễn ra chậm, ứ đọng và biểu hiện qua da dưới dạng sắc tố nám, mụn, u nang,…
Mụn bùng phát trên da
Theo bác sĩ Lâm Ngọc Anh (trưởng đơn vị thẩm mỹ Bệnh viện Bưu Điện, TP. HCM), căng thẳng thần kinh kéo dài sẽ khiến tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn bình thường. Bởi vì khi cơ thể trong trạng thái căng thẳng sẽ giải phóng corticotropin (CRF) giúp giảm cảm giác chủ quan và gia tăng khả năng tập trung. Tuy nhiên, loại hormone này lại kích thích da sản sinh dầu thừa nhiều hơn. Nếu bạn không dành thời gian để chăm sóc làn da của mình thì sẽ xuất hiện tình trạng bít tắc lỗ chân lông, viêm nhiễm, u nang, da không đều màu và kém sức sống.
Hơn nữa, các vấn đề về da này không được điều trị kịp thời và tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài sẽ khiến da của bạn chuyển biến xấu thành thâm nám gò má sau mụn, sẹo rỗ thậm chí dẫn đến hoại tử da.
Da khô ráp, sần sùi
Trong giai đoạn thần kinh căng thẳng, các hoạt động cơ thể đều bị ảnh hưởng ngay cả quá trình vận chuyển máu. Lúc này, các tế bào không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và oxy dẫn đến suy yếu. Chính vì thế, khi thần kinh căng thẳng sẽ làm cho da bị khô ráp, sần sùi, nhạy cảm trước các tác động từ môi trường.
Nếu bạn không chăm sóc và phục hồi cho làn da, những nguyên nhân gây nám gò má từ bên ngoài sẽ tác động khiến da bị tổn thương và gây ra nám.
Lời kết
Nếu bạn muốn ngăn ngừa nám gò má hiệu quả, bên cạnh việc chăm sóc tốt làn da. Bạn đừng quên quan tâm đến sức khỏe tinh thần của mình nhé.