Trong khi tìm hiểu về laser trị nám cũng là lúc bạn sẽ đặt ra “hàng vạn câu hỏi vì sao”. Chẳng hạn như: Trị nám bằng laser có hiệu quả không? Trị nám bằng laser có an toàn không? Quy trình và cách chăm da sau khi laser là gì? 

Vậy cách trị nám bằng laser là “bạn” hay là “thù” đối với làn da? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Laser trị nám là gì?

Để giải đáp được câu hỏi trị nám bằng laser có hiệu quả không, bạn cần tìm hiểu về bản chất laser là gì.

Bắn laser trị nám tàn nhang thực chất là đưa các tia sáng tác động trực tiếp lên các hắc tố melanin (sắc tố gây nám nếu tăng sinh quá mức) ẩn sâu dưới các lớp tế bào. 

Tri-nam-bang-laser-co-hieu-qua-khong-01

Laser giúp đánh tan các mảng nám khá hiệu quả

Từ đó, các mảng nám bị phá vỡ thành các mảnh nhỏ li ti và được đào thải bằng cơ chế tự nhiên. Đồng thời laser còn giúp tăng sinh collagen, làm tái tạo cấu trúc tế bào, mang lại làn da căng bóng, sáng mịn rõ rệt.

Quy trình thực hiện laser chuẩn nhất hiện nay

Mỗi nơi sẽ có một phác đồ và quy trình điều trị khác biệt. Nhưng nhìn chung các địa chỉ trị nám chuyên nghiệp đều phải có các bước cơ bản sau đây.

Làm sạch vùng da cần điều trị

Bất kỳ chu trình điều trị hoặc dưỡng da nào cũng buộc phải trải qua bước vệ sinh da đầu tiên. Làm sạch da sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, tạp chất nhằm hỗ trợ bác sĩ xác định vùng da cần điều trị chuẩn xác nhất để laser tiếp cận tối ưu đến các tế bào nám.

Thực hiện bắn laser trị nám

Đây là một bước vô cùng quan trọng, quyết định phần lớn câu trả lời cho câu hỏi: Trị nám bằng laser có hiệu quả không?

Tri-nam-bang-laser-co-hieu-qua-khong-02

Các bước thực hiện laser trị nám phải đảm bảo phù hợp, an toàn

Tuỳ theo mức độ nám và cơ địa của mỗi người mà các bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh bước sóng, tần số phù hợp. Hơn nữa kỹ thuật điều trị cùng trang thiết bị cũng là những yếu tố then chốt giúp bước này thành công mỹ mãn. 

Làm lạnh vùng da điều trị

Tuy đã thực hiện gây tê nhưng sau khi laser, da của bạn vẫn hơi ửng đỏ, đau rát và châm chích. Vì vậy, hậu laser các bác sĩ sẽ chườm lạnh và cung cấp dưỡng chất cho da. 

Điều này vừa giúp bạn dễ chịu hơn vừa giúp giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng và đẩy nhanh quá trình phục hồi da nám.

Trị nám bằng laser có hiệu quả không?

Trị nám bằng laser có hiệu quả không? Chúng có phải là “con dao hai lưỡi” đối với làn da không? là vấn đề giúp bạn đưa ra quyết định có lựa chọn phương pháp này để áp dụng cho mình hay không.

Do đó, thành công hay thất bại đều nằm ở quá trình tìm hiểu thật kỹ của bạn về laser sau đây:

Tác dụng của laser trị nám

Tác dụng của laser vẫn là yếu tố quan trọng nhất khi điều trị nám. Vì thế, bạn cần tìm kiếm nơi thăm khám đáng tin cậy, đảm bảo quy trình và thiết bị chữa trị nhằm đạt được hiệu quả giảm nám an toàn, tối đa. 

Dưới đây là những lợi ích đặc trưng mà laser trị nám chính thống mang lại:

Làm sáng vùng da bị nám

Một bằng chứng chứng minh rằng laser có thể trị nám hiệu quả và an toàn là nghiên cứu năm 2012 được đăng trên NCBI (Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ) [1]. 

Tri-nam-bang-laser-co-hieu-qua-khong-03

Laser giúp làm sáng vùng da bị tăng sắc tố

Trong đó, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng laser có tác dụng làm sáng vùng da bị tăng sắc tố. Do đó, nếu laser đúng cách sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng nám, sạm da.

Hỗ trợ trẻ hoá

Kết quả của nghiên cứu năm 2012 còn chứng minh được khả năng hỗ trợ cải thiện và phục hồi cấu trúc da bị tổn thương do nám. Từ đó tình trạng da chảy xệ, thiếu sức sống sẽ được thay thế bằng làn da sáng mịn, căng bóng.

Rủi ro khi dùng laser trị nám

Đối với mỗi hình thức laser trị nám bất kỳ nếu không có kinh nghiệm, kiến thức vẫn khó để đảm bảo điều trị thành công. Thậm chí điều này khiến nguy cơ rủi ro cao xảy ra trong và sau khi laser. 

Nếu xuất hiện một số hiện tượng bất thường sau, bạn cần ngưng áp dụng liệu trình laser ngay, đồng thời thông báo cho bác sĩ để được kiểm soát rủi ro tốt nhất:

Tăng/giảm sắc tố bất thường sau laser

Năng lượng nhiệt từ bước sóng laser quá cao sẽ làm mất đi sắc tố melanin trên da. Bạn có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường về hiện tượng này là các đốm trắng loang lổ, gây mất thẩm mỹ khuôn mặt.

Tri-nam-bang-laser-co-hieu-qua-khong-04

Biến chứng hậu laser làm tăng/mất sắc tố bất thường

Ngược lại, nếu bắn tia laser trị nám nhưng không tác động tới mô đích nám sẽ làm hắc tố có “cơ hội” quay lại và lan rộng hơn. 

Gây sẹo lồi/lõm

Khi lượng nhiệt từ laser quá cao không những không tái tạo và phục hồi cấu trúc da mà chúng sẽ phá huỷ nền da. Từ đó hậu quả để lại là các vết sẹo lồi, lõm xấu xí, khó điều trị.

Kích ứng da

Laser sẽ giúp lấy đi phần da thô ráp ở bên ngoài, làm lộ ra lớp da non yếu ớt. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, da rất dễ bị tác động từ bên ngoài gây hại, đặc biệt là ánh mặt trời.

Vì vậy laser có thể là “bạn” hay là “thù” tuỳ thuộc vào sự tìm hiểu thật kỹ về nơi thăm khám cũng như bản chất của phương pháp điều trị.

“Làm bạn” cùng phương pháp trị nám không xâm lấn

Với rủi ro cao, chi phí điều trị không hề nhỏ mà người dùng rất do dự khi áp dụng trị nám bằng laser. Vì thế, hiệu quả “sạch” nám lâu bền, an toàn cho da và tiết kiệm tài chính là yếu tố mà bạn nên quan tâm khi lựa chọn phương pháp điều trị.

Để đáp ứng tất tần tật nhu cầu của người bệnh, Mezo – phương pháp không xâm lấn độc quyền tại DRH Clinic ra đời đã và đang khiến các tín đồ mê làm đẹp “điên cuồng”.

Bởi Mezo tại DRH Clinic có xuất xứ từ Đức không những được FDA Hoa Kỳ chứng nhận về tính hiệu quả và an toàn trong điều trị rỗ, nám mà còn mang lại các tác động tích cực từ:

  • Mezo được kết hợp cùng các công nghệ triệu đô khác như Nordlys, Picosure, LPS,… để tạo ra phác đồ chuyên biệt dành riêng cho từng người bệnh.
  • Đào thải tận gốc nám lên đến 90% nếu đảm bảo làm đúng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đem lại làn da khỏe mạnh, sạch nám từ sâu bên trong.
  • Không xâm lấn, không gây biến chứng sau điều trị.
tri-nam-bang-laser-co-hieu-qua-khong-5

Hiệu quả điều trị nám tại DRH CLINIC

Thông qua giải đáp từ DRH Clinic về trị nám bằng laser có hiệu quả không? Hy vọng những bí quyết trị nám được DRH Clinic chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn thêm phần tự tin với lựa chọn của mình. Chúc bạn thành công!

Tài liệu tham khảo

  1. Lasers for Treatment of Melasma and Post-Inflammatory Hyperpigmentation (2012). Truy cập 02/11/2022 từ ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3461803/