Nội dung bài viết
Trị nám chân sâu bằng laser là công nghệ làm đẹp khá phổ biến. Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp này vẫn chứa đựng nhiều tiềm ẩn nguy hiểm khiến mọi người không khỏi lo lắng. Vậy đó là những hệ lụy nào? Theo dõi nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn.
Cách phân biệt nám chân sâu
Nám chân sâu là loại nám có gốc sắc tố nằm sâu trong tầng hạ bì của da. Loại nám da này thường xuất hiện với dạng đốm tròn, kích thước như đầu đũa có màu vàng, nâu từ nhạt đến đậm.
Nám chân sâu thường mọc riêng lẻ chủ yếu tại hai bên gò má, trán, cằm,… gây mất thẩm mỹ làn da và toàn gương mặt. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là phái nữ sau 30 tuổi.
Tuy nám chân sâu không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng theo thời gian gốc sắc tố sẽ ngày càng ăn sâu vào hạ bì làm cho đốm nám càng đậm màu và lan rộng. Điều này tạo ra nhiều khó khăn hơn trong quá trình chữa trị.
Chính vì thế, kịp thời phát hiện và sớm điều trị nám chân sâu sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại làn da khỏe đẹp và sự tự tin của mình.
Cơ chế tác động của laser trị nám
Công nghệ laser trị nám là phương pháp sử dụng tia laser, có bước sóng phù hợp ở các mức độ khác nhau tác động lên bề mặt da. Ánh sáng laser này sẽ phá vỡ các tụ điểm hắc sắc tố thành hạt li ti, sau đó được đại thực bào (tế bào đóng vai trò bảo vệ cơ thể trước các ký sinh trùng, vi khuẩn) xử lý và đào thải một cách tự nhiên ra ngoài cơ thể.
Đối với các laser QS ND YAG nanosecond 1064nm có mức năng lượng cao, đi sâu vào da có thể làm chết các tế bào Melanocyte. Điều này dễ gây ra nguy cơ bị ung thư da, sẹo trắng, mất sắc tố da,… nguy hiểm cho làn da.
Thay vào đó, chúng ta đang có rất nhiều công nghệ laser hiện đại, không xâm lấn như Picosure 755nm pico giây giúp đánh tan và loại bỏ sắc tố nám hiệu quả nhưng không hề gây bong tróc, đau đớn khi điều trị. Cũng như hạn chế tối đa nguy cơ mất sắc tố, gây ung thư da như các phương pháp cũ.
Ngoài ra, hiệu quả trị nám chân sâu bằng laser còn phụ thuộc rất lớn vào trình độ tay nghề của chuyên viên cũng như chất lượng của công nghệ. Chỉ cần sai thông số, sai kỹ thuật hoặc chỉ một lỗi nhỏ cũng rất dễ để lại nhiều hệ lụy nguy hiểm.
5 hệ lụy khi trị nám chân sâu bằng laser xâm lấn
Mặc dù phương pháp bắn laser được ca tụng với khả năng loại bỏ sắc tố nám nhanh chóng, tuy nhiên năng lượng từ tia laser không an toàn tuyệt đối cho làn da. Dưới đây là số hệ lụy đặc trưng nếu điều trị nám bằng laser.
Cảm giác đau rát và gây khô da
Dưới tác động nhiệt có năng lượng cao của tia laser 1064, 532nm, làn da sẽ có cảm giác đau rát và khô căng. Chính cảm giác đau đớn này làm cho người đang điều trị có xu hướng né tránh, giật mình làm sai lệch điểm tiếp xúc, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Nhằm hạn chế tình trạng này, các điều trị viên sẽ gây tê trước khi bắn laser. Tuy nhiên hiệu quả của thuốc chỉ trong thời ngắn, sau đó cơn đau sẽ quay trở lại và rất khó chịu. Đây cũng là yếu tố chính khiến nhiều người cảm thấy e ngại khi lựa chọn trị nám bằng tia laser.
Da bị sưng đỏ, bỏng và ngứa ngáy
Đi kèm với cảm giác đau, khi trị nám chân sâu bằng laser 1064, 532nm làn da còn có các biểu hiện như bị sưng đỏ, bỏng và kèm theo ngứa ngáy. Đây là hiện tượng phổ biến bởi vì làn da phải chịu bước sóng cao từ tia laser.
Năng lượng này gây một số tác động xâm lấn làm phá hủy lớp tế bào trên tầng biểu bì. Tình trạng này sẽ giảm dần nếu có biện pháp chăm sóc da đúng cách và ngược lại các biến chứng như viêm da, nhiễm trùng sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Da mỏng yếu, nhạy cảm với ánh nắng
Mỗi một lần bắn laser 1064, 532nm tầng biểu bì của da sẽ bị phá hủy và bào mòn dần. Trong trường hợp này, nếu không có biện pháp chăm sóc và phục hồi đúng cách làn da sẽ trở nên mỏng yếu, sức đề kháng không đủ để bảo vệ da trước tác nhân xấu từ ánh nắng mặt trời.
Tác hại của tia UV trong ánh mặt trời
Tia UV không chỉ là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tăng sinh hắc sắc tố quá mức thành nám, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khác như:
- Phá vỡ cấu trúc collagen, thúc đẩy quá trình lão hóa
- Làm cháy hoặc gây bỏng da
- Tổn thương hệ miễn dịch của cơ thể
- Ung thư da
Cách khắc phục
Để ngăn ngừa và hạn chế tổn thương da từ ánh mặt trời, bạn nên tiến hành bảo vệ da theo một số cách dưới đây:
- Thường xuyên bôi kem chống nắng.
- Chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 đến 50 trở lên, thoa 15 – 30 phút trước khi ra đường và nhắc lại 2 – 3 tiếng/lần.
- Kết hợp áo khoác, mũ, khẩu trang, dù,… che chắn da hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
Nhằm đảm bảo an toàn, người đang nhận điều trị cần tham khảo ý kiến từ chuyên viên để lựa chọn sản phẩm chống nắng phù hợp nhất.
Tăng sinh sắc tố sau khi bắn
Sau tác động liên tục từ các loại QS laser như 1064, 532nm vùng da đang điều trị không chỉ mỏng yếu hơn trước mà còn xuất hiện phản ứng tăng sinh sắc tố Melanin sau khi bắn, bởi cơ chế tự bảo vệ da. Khi hắc sắc tố được sản sinh quá mức và tập trung lại với nhau sẽ làm cho vùng da sẫm màu hơn trước.
Để cải thiện tình trạng này, làn da của người nhận điều trị cần được kết hợp thêm các loại mỹ phẩm chăm sóc da chuyên sâu dành riêng cho trường hợp này.
Sẹo vĩnh viễn
Sẹo vĩnh viễn là rủi ro cao nhất người tiếp nhận điều trị có thể mắc phải, nếu tiến hành trị nám chân sâu bằng laser xâm lấn liên tục (argon 488nm, 514nm, krypton 520, 530nm, 1064, 532nm,…) hoặc người thực hiện điều trị tay nghề kém, xảy ra sai sót. Đây chính là hệ lụy nguy hiểm nhất bạn cần biết rõ trước khi quyết định lựa chọn bắn laser.
Vì hoạt động theo cơ chế “phá hủy tế bào cũ nhằm kích thích tái tạo tế bào mới khỏe mạnh hơn” laser 1064, 532nm này sẽ để lại nhiều tác động xâm lấn, dễ hình thành nên sẹo khi không bảo vệ và chăm sóc da đúng cách. Sẹo lồi hay lõm sẽ phụ thuộc vào cơ địa và khả năng tái tạo da của mỗi người.
Trên đây là bài viết “Vén màn top 5 hệ lụy khi trị nám chân sâu bằng laser xâm lấn”, mong rằng đã giúp bạn biết thêm nhiều thông tin bổ ích trong việc lựa chọn cách cải thiện làn da của mình.
DRH CLINIC – THÁCH THỨC MỌI LÀN DA HƯ TỔN
Địa chỉ phòng khám da liễu DRH Clinic:
- Chi nhánh 1: Số 7 Đường số 01, KDC Cityland, P. 10, Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Chi nhánh 2: 398 Đường Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh