Nội dung bài viết
Mặt nạ trầu không từ lâu đã được nhiều người truyền tay nhau về lợi ích tuyệt vời đối với làn da. Tuy nhiên, vẫn có không ít người bị vỡ mộng vì những điều mà nó mang đến. Cùng đọc bài viết để hiểu rõ hơn nhé!
Lợi ích “mê người” của lá trầu không
Trị nám
Mặt nạ từ lá trầu không cung cấp Vitamin C giúp ngăn chặn sản sinh Enzyme Tyrosinase. Từ đó làm đứt gãy quá trình tổng hợp melanin ở cơ quan sắc tố Melanocyte. Nhờ vậy, giải pháp này giúp giảm nám, da trắng sáng.
Đặc biệt hơn, nếu bạn dùng giải pháp này đều đặn trên da khoảng 2 – 3 lần/ tuần và duy trì khoảng 4 tuần. Bạn sẽ cảm thấy làn da mềm mịn, trắng hồng và đều màu hơn. Chính điều này đã tạo nên sức hút của lá trầu không khiến nhiều người “mê mẩn”.
Bạn có thể giã nát phần lá và đắp trực tiếp lên mặt hoặc kết hợp với sữa tươi, mật ong để nâng cao hiệu quả.
Trị mụn
Theo y học cổ truyền, thành phần chính của tinh dầu lá trầu không chứa các chất có tính sát khuẩn cao như Eugenol, Chavicol, Chavibetol, Estragol,… Nhờ đó, giải pháp này hạn chế viêm nhiễm, sát khuẩn đặc biệt tại những vùng da đang bị tổn thương do mụn. Hơn nữa, trong loại nguyên liệu này có chứa một lượng Tanin nhất định. Nó giúp làm dịu làn da đang kích ứng, phồng rộp do mụn, viêm. Ngoài ra, Tanin có các dụng se khít lỗ chân lông, giảm tăng tiết bã nhờn giúp da thông thoáng và khỏe mạnh. Từ đó, giảm sự hình thành và phát triển mụn trên da.
Để phục hồi làn da đang bị tổn thương do mụn, bạn có thể dùng cao lá trầu thoa lên vùng da đã được vệ sinh sạch sẽ. Sau 15 phút thì rửa lại với nước.
Lưu ý: Khi dùng biện pháp này không nên thoa lên vùng da có vết thương hở, tránh gây đau rát, khó chịu.
Làm trắng da
Thành phần dưỡng chất từ lá trầu không chứa Phenolic Compounds có khả năng ức chế hoạt động sản xuất melanin của cơ quan sắc tố. Hơn nữa, nó còn tác dụng khiến lớp sừng bảo vệ da bong tróc nhanh chóng, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới, giúp da trắng sáng.
Lá trầu không còn chứa Vitamin A, C, Vitamin nhóm B,… giúp nuôi dưỡng, góp phần chăm sóc cho da tươi trẻ, hồng hào.
Để đẩy mạnh hiệu quả làm trắng da từ mặt nạ trầu không, bạn vắt lấy nước và kết hợp với vài giọt chanh tươi. Sau đó, thoa đều chúng lên mặt, giúp da trắng hồng, rạng rỡ.
Tác hại không ngờ từ mặt nạ trầu không khi dùng
Nhiều người thường cho rằng lá trầu không có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất lành tính và an toàn cho làn da. Tuy nhiên, loại nguyên liệu này thực sự không hiệu quả như bạn nghĩ.
Vỡ mộng loại bỏ nám nhanh chóng
Quá trình làn da bị ảnh hưởng do dùng lá trầu không trải qua 03 giai đoạn chính.
Giai đoạn 1: làn da trắng sáng
Khi mới dùng lá trầu không khoảng 01 – 02 tuần, làn da bạn sẽ có những thay đổi tích cực. Nó giúp da trắng hồng, tươi trẻ và mờ nám. Điều này khiến bạn siêng năng sử dụng phương pháp này, thậm chí tăng nồng độ để hiệu quả cao hơn.
Giai đoạn 2: tái phát nám
Tuy nhiên, sau 02 tuần, da trong giai đoạn tái tạo dễ dàng hấp thụ tia UV cùng với quá trình viêm trước đó bắt đầu tăng trở lại. Điều này gây ra sạm nám, da không đều màu, xuống sắc và kém sức sống. Cùng với nó là tình trạng nóng rát, đau xót.
Giai đoạn 3: mất sắc tố
Lúc này, nhiều người sẽ lựa chọn tăng cường đắp lá trầu không để phục hồi lại như lúc ban đầu. Tuy nhiên, do liên tục sử dụng khiến da bị tổn thương. Khi đó, Phenol (Eugenol, Carvacrol và Chavicol), Catechol (Allyl-pyrocatechol), hoặc Benzen (Chavibetol, p-cymene, và Anethole) tác động trực tiếp đến cơ quan sắc tố Melanocyte làm mất khả năng sản sinh melanin dẫn đến bạch biến với biểu hiện là từng chỗ, đốm nhỏ loang lổ trên da.
Do vậy, khi dùng mặt nạ trầu không, bạn nên lưu ý về nồng độ cũng như tần suất sử dụng.
Bên cạnh tác dụng phụ làm tăng sinh sắc tố bất thường trên da. Mặt nạ lá trầu không còn gây ra các vấn đề khác, ảnh hưởng đến sinh hoạt và thẩm mỹ. Dưới đây là một số vấn đề về da thường gặp phải:
Bỏng da
Cao lá trầu tích hợp các dưỡng chất từ lá trầu không. Do đó, nó tạo nên công dụng “thần thánh” từ phương pháp này. Nhiều người thường cho rằng cao lá trầu giúp làm trắng nhanh chóng và giảm nám hiệu quả, đặc biệt là hiệu quả lột da. Tuy nhiên, đây chỉ là dấu hiệu của da bị bỏng nhẹ, làm mất đi lớp da trên bề mặt để giúp da sáng hơn.
Thế nhưng, không phải ai cũng may mắn có làn da trắng hồng sau khi sử dụng. Nhiều người phải đối mặt với tình trạng bỏng nặng, phồng rộp, viêm nhiễm nặng hơn lúc đầu. Nguy hiểm hơn nữa, bạn có thể bị để lại sẹo lõm, gây nhiều khó khăn cho điều trị phục hồi về sau.
Nếu bạn gặp phải tình trạng như vậy nên ngừng sử dụng ngay. Đến gặp bác sĩ da liễu uy tín để được chăm sóc và phục hồi làn da đúng cách.
Da mỏng yếu
Bên cạnh hậu quả tăng sinh sắc tố, bỏng thì việc đắp mặt nạ trầu không quá thường xuyên cũng khiến da mỏng, yếu. Nó dẫn đến sức đề kháng trên da bị suy giảm, dễ dàng bị ảnh hưởng bởi bức xạ mặt trời.
Bởi vì, trong lá trầu không vẫn chứa hàm lượng lớn các acid hữu cơ có tác dụng loại bỏ tế bào chết. Việc sử dụng liên tục, trong khi da chưa kịp tái tạo và hình thành lớp màng vững chắc bảo vệ. Điều này khiến da dễ gặp phải tình trạng tái phát nám, ửng đỏ, mẩn ngứa thậm chí là giãn mao mạch dưới da.
Hiệu quả kém
Khi đắp mặt nạ, làn da chỉ hấp thụ được 10 – 60% các dưỡng chất có trong nguyên liệu. Chính vì thế, hiệu quả mà bạn nhận lại khi dùng giải pháp này khá thấp, thường phải từ 04 tuần trở lên mới có những thay đổi đáng kể.
Hơn nữa, giải pháp này chỉ hỗ trợ loại bỏ được nám nhẹ, mới được hình thành. Đối với các loại nám đã có từ lâu, chân nám đã ăn sâu vào da, thì liệu pháp này sẽ không mang đến tác dụng đáng kể.
Lời kết
Nhiều người thường hy vọng bản thân sẽ sở hữu làn da trắng hồng, rạng rỡ đều màu chỉ sau vài lần sử dụng mặt nạ trầu không. Tuy nhiên, không ít người phải vỡ mộng vì sử dụng sai cách và nồng độ. Vậy nên, qua bài viết, mong rằng bạn sẽ có đầy đủ thông tin để lựa chọn phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả.