Nội dung bài viết
Để thực hiện thiên chức cao cả, người phụ nữ đã trải qua giai đoạn sinh nở khó khăn mà ít ai có thể hiểu được. Không dừng lại ở đó, mẹ bầu còn phải đối mặt với nhiều vấn đề về tinh thần, vóc dáng đặc biệt là tình trạng sạm da khi mang thai. Vậy làm sao để cải thiện sạm da trong thai kỳ an toàn? Cùng theo dõi bài viết hôm nay để hiểu rõ hơn.
Nguyên nhân hình thành sạm da khi mang thai
Sạm da trong khi mang thai là biểu hiện của sự tăng sinh hắc sắc tố Melanin quá mức, do sự rối loạn hormone (Estrogen và Progesterone) trong cơ thể mà thành.
Chính vì sự thay đổi đột ngột này đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng nội tiết tố, không kiểm soát được Tyrosine và Melanocytes làm cho hắc sắc tố Melanin bị tăng sinh quá mức hình thành sạm da.
Sạm da có thể mờ dần sau vài tháng khi sinh nhưng đó là trong điều kiện lý tưởng. Về mặt thực tế, mẹ bầu còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khiến sạm da khó mà thuyên giảm, dần trở nặng và hình thành nám như:
- Thức khuya, mất ngủ để chăm con, tinh thần không ổn định, hay lo lắng,…
- Sau khi “vượt cạn” sức đề kháng của mẹ bầu suy giảm khó để bảo vệ da trước tác nhân như tia UV, khói bụi,… từ môi trường xung quanh.
Vì thế, việc kịp thời tìm ra cách để cải thiện sạm da khi mang thai là điều mà mẹ bầu nên ưu tiên hàng đầu.
Cách cải thiện sạm da khi mang thai an toàn cho mẹ bầu
Để cải thiện sạm da hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho bé, mẹ bầu có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp như sau.
Cải thiện từ bên trong
Bắt nguồn từ sự mất cân bằng hormone bên trong cơ thể, mẹ bầu cần chú ý hơn về chế độ ăn uống và sinh hoạt mỗi ngày, đảm bảo tâm lý thư giãn nhất nếu muốn thiện làn da thâm sạm.
Cải thiện chế độ dinh dưỡng phù hợp
Dinh dưỡng khi mang thai luôn là yếu tố quan trọng trong việc phát triển toàn diện của thai nhi cũng như đảm bảo sức khỏe sinh sản cho người mẹ.
Đặc biệt là Acid folic (vitamin B9), hoạt chất này không chỉ đảm nhận vai trò hình thành hệ thần kinh, não bộ, tủy sống, tránh dị tật cho thai nhi mà còn có tác dụng quan trọng đối với làn da như: kích thích sản sinh tế bào mới, tái tạo cấu trúc, tăng độ đàn hồi và giúp da trở nên căng bóng, khỏe mạnh hơn.
Với nhu cầu cao hơn người thường gấp 4 lần, mẹ bầu cần bổ sung vi chất Acid folic trước 3 – 4 tháng và xuyên suốt quá trình mang thai.
Bạn có thể bổ sung Acid folic thông qua một số loại thực phẩm tự nhiên như: rau diếp cá, măng tây, bông cải xanh, chanh, cam, bưởi, hạt ngũ cốc, sữa,…
Hoặc mẹ bầu có thể cung cấp hoạt chất này bằng các loại thực phẩm chức năng uy tín trên thị trường, tốt nhất là nên lắng nghe tư vấn bởi các chuyên gia có chuyên môn để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng.
Bên cạnh việc bổ sung Acid folic đầy đủ, mẹ bầu cần lưu ý duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý để cải thiện sạm da khi mang thai:
- Cân đối đầy đủ 4 nhóm chất Carbohydrate, Protein, Lipid với Vitamin và khoáng chất.
- Thay đổi đa dạng các loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn.
- Uống nhiều nước, bổ sung nhiều rau củ, trái cây tươi.
Cân bằng chế độ sinh hoạt mỗi ngày
Thói quen sinh hoạt cũng là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến nội tiết tố cơ thể.
Việc hình thành thói quen lành mạnh mỗi ngày như: ngủ đủ 8 tiếng, ngủ sớm, ăn đủ bữa đặc biệt là bữa sáng, tránh xa chất kích thích,… sẽ giúp mẹ bầu cải thiện sạm da tốt hơn.
Giữ tinh thần thoải mái
Cáu gắt, dễ nổi nóng, dễ khóc hay tâm trạng “nắng mưa thất thường” cũng là biểu hiện của sự rối loạn nội tiết tố, nguyên nhân dẫn đến sạm da ở mẹ bầu.
Để khắc phục được tình trạng này, mẹ bầu nên tìm đến các biện pháp giúp giải tỏa căng thẳng như:
- Nghe nhạc, đọc sách thư giãn.
- Nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt.
- Tập các bài yoga cho mẹ bầu hoặc đi bộ nhẹ nhàng.
- Mặc quần áo thoải mái.
- Uống nhiều nước (nước lọc hoặc nước ép).
- Gặp gỡ bạn bè trò chuyện.
- Tâm sự, chia sẻ vấn đề với chồng hoặc người thân trong gia đình để được giúp đỡ.
Cải thiện từ bên ngoài
Nhằm gia tăng hiệu quả làm mờ sạm da khi mang thai mẹ bầu cần kết hợp thêm các biện pháp bảo vệ da từ bên ngoài.
Bảo vệ da bằng kem chống nắng
Tia UV trong ánh nắng luôn là tác nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng sạm da, đặc biệt là trong giai đoạn thai kỳ.
Nếu không được bảo vệ đúng cách, làn da mẹ bầu rất dễ bị tác động từ môi trường, khiến cho sạm ngày càng nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến nám da.
Vì thế, bôi kem chống nắng thường xuyên là cách giúp mẹ bảo vệ làn da tránh xa thâm sạm hiệu quả.
Nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF 30 – 50 trở lên, thoa trước khoảng 30 phút và kết hợp thêm áo khoác, mũ, khẩu trang,… khi ra ngoài đường.
Lưu ý chọn sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ
Việc lựa chọn mỹ phẩm chăm sóc da trong mang thai cũng là vấn đề nhức nhối của không ít mẹ bầu. Dưới đây là một số lưu ý có ích:
- Tránh xa các loại mỹ phẩm có chứa hoạt chất: Paraben, Retinol, Hydroquinone, Benzoyl peroxide và axit salicylic,… Hầu hết những chất này đều được ứng dụng trong làm đẹp da, tuy nhiên chúng lại không an toàn cho sự phát triển toàn diện của thai nhi, dễ để lại dị tật.
- Hạn chế trang điểm đậm và son môi, chú ý tẩy trang thật sạch.
- Tìm hiểu thật rõ các dòng mỹ phẩm từ thương hiệu nổi tiếng và dành riêng cho mẹ bầu trước khi sử dụng.
- Nên lựa chọn các sản phẩm làm đẹp có nguồn gốc từ thiên nhiên như nha đam, mật ong, chanh, cà chua,… để cải thiện da.
Tốt nhất, trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm trên da, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ, người có trình độ chuyên môn để tránh gây ra những tác hại không đáng có với thiên thần bé nhỏ của mình.
Sạm da có phải là nám hay không?
Mặc dù sạm da cũng bắt nguồn từ sự tăng sinh quá mức sắc tố Melanin mà thành, thế nhưng sạm da không phải là nám.
Tuy nhiên, sạm da vẫn có thể trở thành nám nếu:
- Không kịp thời chữa trị bằng phương pháp phù hợp.
- Bị tác động yếu tố bên trong cơ thể và môi trường xung quanh trong thời gian dài.
Trên đây là bài viết “Điểm danh 5 cách cải thiện sạm da khi mang thai cho mẹ bầu”, mong rằng đã giúp bạn biết thêm nhiều thông tin bổ ích.