Laser trị nám không còn xa lạ gì với mọi người. Nó được coi là giải pháp cải thiện các tình trạng rối loạn sắc tố hiệu quả hiện nay. Tuy nhiên, tác hại của việc trị nám bằng laser cũng vô cùng nguy hiểm. Bạn có thể gặp phải tình trạng phỏng, đau rát, sưng tấy thậm chí là mất sắc tố, sẹo. 

Khái niệm về laser trị nám

Trước khi tìm hiểu về những tác hại của việc trị nám bằng laser, đầu tiên bạn phải hiểu rõ về laser là gì và tại sao một giải pháp hữu hiệu như vậy lại mang đến những hậu quả khôn lường cho da?

Laser là gì?

Có thể bạn đã quen thuộc với từ “laser” nhưng ý nghĩa thực sự của nó là gì?

Laser là viết tắt của từ Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation – khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ cưỡng bức. Việc tập trung và khuếch đại bức xạ ánh sáng có thể giúp chúng xâm nhập sâu vào các tầng biểu bì, phá tan gốc nám từ bên trong. Hiện nay, giải pháp laser trị nám thường có hai loại là xâm lấn và không xâm lấn. 

Tại sao laser lại gây hại cho da?

Laser là công nghệ khuếch đại sức mạnh ánh sáng khiến chúng dễ dàng xâm nhập vào da. Laser sẽ ở các bước sóng khác nhau từ đó chuyển hóa năng lượng thành quang nhiệt, quang cơ và quang hóa. 

tai-hai-cua-viec-tri-nam-bang-laser-1

Bước sóng laser gây hại cho da

Đối với quang nhiệt, nhiệt độ cao sẽ phá hủy lớp sừng trên cùng của da, từ đó tiến sâu vào cấu trúc để loại bỏ nám. Tuy nhiên, khi ở một bước sóng nhất định chúng có liên quan mật thiết đến 03 yếu tố chính là Melanin, Oxyhemoglobin và nước. Tùy vào từng bước sóng sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố trên. Do vậy, các công nghệ điều trị cần lựa chọn những bước sóng an toàn và phù hợp với làn da. 

Nếu bạn sử dụng bước sóng laser không phù hợp có thể không tác động đúng phần Melanin cần loại bỏ sạm nám mà chúng còn gây đau nhức, bỏng rát, phồng rộp,… 

5 tác hại của việc trị nám bằng laser

Nếu bạn sử dụng những công nghệ không đảm bảo chất lượng hoặc bước sóng quá cao có thể dẫn đến những tác hại của trị nám bằng laser.

Sưng phù, rỉ dịch

tai-hai-cua-viec-tri-nam-bang-laser-2

Da sưng phù, rỉ dịch sau khi thực hiện trị nám bằng laser

Trong quá trình loại bỏ sắc tố, năng lượng laser xâm lấn sẽ phá vỡ lớp sừng bảo vệ trên cùng của biểu bì. Điều này khiến da bị tổn thương, sưng viêm và đỏ ửng lên rất nhiều. Thậm chí, có thể xuất hiện dịch mủ trên da. 

Nếu bạn không chăm sóc kỹ càng có thể dẫn đến tình trạng viêm, sinh mủ và tăng sinh sắc tố sau viêm. 

Do vậy, những người có làn da nhạy cảm không nên thực hiện điều trị nám bằng laser xâm lấn. 

Phỏng và sưng viêm

Những công nghệ có bước sóng laser cao hơn 1100nm có thể ảnh hưởng đến nước nằm trong biểu bì. Do vậy, sau khi thực hiện điều trị bằng laser xâm lấn, da của bạn sẽ bị mất nước, phồng rộp và bỏng rát kéo dài. 

Nếu không chăm sóc và xử lý kịp thời có thể dẫn đến tình trạng thâm sạm, tăng sinh sắc tố sau viêm. 

Nguy cơ viêm nhiễm và hoại tử

Mặc dù nguy cơ viêm nhiễm không phải thường xuyên xuất hiện, tuy nhiên hiện tượng này dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác. 

Nguy cơ viêm nhiễm thường xảy ra khi:

  • Sử dụng công nghệ không đạt chuẩn, các thiết bị điều trị không được vệ sinh khiến da bị viêm nhiễm.
  • Nguyên nhân thứ hai là do quá trình chăm sóc không đúng cách làm chậm quá trình lành thương, dẫn đến viêm da. 

Nếu bạn không kịp thời nhận ra và khắc phục nhanh chóng thì có thể dẫn đến hoại tử. Tệ hơn nữa có thể gây ra sẹo, khó khăn trong điều trị khắc phục về sau. 

Tăng sinh sắc tố

Khi da bị viêm hoặc tổn thương sau điều trị bằng laser những sắc tố melanin sẽ bị ứ đọng tại các tầng biểu bì của da tại nơi bị tổn thương. 

Bên cạnh đó, bước sóng từ laser gây viêm có thể làm vỡ tế bào đáy ở thượng bì dẫn đến phóng thích melanin, gây ra hiện tượng thâm nám. 

Mất sắc tố da

Đây được xem là tác hại lớn nhất khi điều trị nám da bằng công nghệ laser. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến điều này:

  • Đầu tiên là mất hoàn toàn sắc tố sau viêm trong quá trình thực hiện hoặc chăm sóc không đúng cách. Melanocytes bị tách ra khỏi lớp màng đáy tại thượng bì, sau đó bị loại bỏ cùng với các tế bào chết. Việc melanocytes bị biến mất cục bộ tạo thành những vùng da loang lổ, không đồng nhất. 
  • Thứ hai là do bước sóng quá mạnh của laser làm tổn thương hoặc phá hủy hoàn toàn sắc tố melanocytes. Điều này khiến melanin không được tổng hợp và duy trì màu sắc vốn có của làn da. Rất khó điều trị khắc phục về sau đối với những trường hợp này. 

Chị Q. chia sẻ “Em bị bỏng da hơi nặng do hồi trước em có đi spa ở dưới quê. Sau đó họ bắn laser trên gương mặt của em. Tại vì ở dưới quê em chỉ nghĩ là đi đến spa làm bình thường thôi, không ngờ hậu quả nó lại nghiêm trọng đến như vậy”. 

Hậu quả để lại cho Q. là làn da sưng tấy, bỏng nặng, chảy dịch, một vài vị trí bắt đầu có dấu hiệu của hoại tử, viêm nhiễm trùng nặng. Lúc này hầu như cả khuôn mặt chị đều biến dạng, bị phù nề và sưng tấy. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến sẹo, mất sắc tố hoàn toàn. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhan sắc của Q. và khó khăn trong điều trị khắc phục sau này. 

Sau khoảng 03 lần điều trị bằng liệu trình không xâm lấn Mezoplus, bây giờ làn da của Q. đã phục hồi khỏe mạnh. Phồng rộp cũng được loại bỏ mà không hề gây ra sẹo nữa!

tai-hai-cua-viec-tri-nam-bang-laser-3

Làn da trước sau của chị Q.

Q còn chia sẻ thêm “mọi người nên chọn những nơi uy tín để điều trị da. Đừng đến những chỗ mình không rõ được nguồn gốc cũng như đừng lăn kim hay laser nếu như mình chưa hiểu và biết rõ về hậu quả của nó.” 

Lời kết

Tóm lại, tác hại của việc trị nám bằng laser chủ yếu là sử dụng không đúng bước sóng, công nghệ không đạt chuẩn. Do vậy, khi điều trị bạn cần lựa chọn những cơ sở da liễu uy tín, chất lượng. Hơn nữa, bạn nên kết hợp với chế độ chăm sóc, bảo vệ hợp lý.